Người Forty-niner Cơn sốt vàng California

Đãi vàng trên sông Mokelumne

Người đầu tiên đến các vùng vỉa vàng vào đầu xuân năm 1848 là những cư dân của California, là những người Mỹ và châu Âu làm nghề nông sống ở Bắc California, cùng với những người Mỹ bản địa và một số người Californio (người California nói tiếng Tây Ban Nha).[30] Những người thợ mỏ đầu tiên này có khuynh hướng thân thiện với mọi người như giúp đỡ lẫn nhau. Phụ nữ và trẻ em của các sắc tộc thường thấy họ đãi vàng cùng với nam giới. Các gia đình kinh doanh xây các nhà trọ thường chỉ dành cho nam giới; trong những trường hợp như thế, phụ nữ thường kiếm được thu nhập ổn định trong khi chồng họ thì đi tìm vàng.[31]

Thông điệp "Cơn sốt vàng" ban đầu được truyền bá rất chậm. Những người đi tìm vàng đầu tiên nhất là những người sống gần California hoặc những người nghe tin được từ các tàu trên các chuyến hàng hải nhanh từ California. Một nhóm lớn người Mỹ đầu tiên đã đến California từ vùng Oregon bằng Siskiyou Trail.[32] Sau đó là những người đến từ quần đảo Sandwich, và hàng ngàn người Mỹ Latin như từ México, Peru và tận Chile,[33] bằng tàu và đường bộ.[34] Đến cuối năm 1848, 6.000 người đã đến California.[34] Chỉ một số ít (ít hơn 500 người) đã đi bằng đường bộ Hoa Kỳ vào năm đó.[34] Một vài người "forty-eighters",[35] là những người tìm kiếm vàng đầu tiên được gọi như thế, vì họ có thể kiếm được một lượng lớn vàng; trong một số trường hợp họ có thể kiếm được hàng ngàn đô la mỗi ngày.[36][37] Thậm chí những người tìm vàng thông thường có thể có thu nhập trung bình từ vàng gấp 10 đến 15 lần so với thu nhập từ lạo động chân tay ở bờ biển Đông Hoa Kỳ. Một người làm việc sáu tháng trong mỏ vàng có thể có thu nhập tương đương 6 năm khi làm việc ở nhà.[38] Một số người hy vọng rằng có thể giàu lên nhanh chóng và trở về nhà, và một số khác mong muốn ở lại California để bắt đầu sự nghiệp kinh doanh.

Vào đầu năm 1849, "Cơn sốt vàng" đã lan rộng khắp thế giới, và số lượng người tìm vàng và thương nhân áp đảo đến từ khắp các châu lục trên thế giới. Nhóm lớn nhất là "forty-niners" năm 1849 là những người Mỹ khoảng 10.000 người đã đến đây bằng đường bộ và dọc theo các tuyến đường thủy khác nhau[39] (tên gọi "forty-niner" bắt đầu xuất hiện từ năm 1849). Một số đến từ Bờ Đông đã băng qua dãy núi Appalachian, sử dụng tàu đi sông ở Pennsylvania, đi keelboats trên sông Missouri, và sau đó đi bằng tàu chở hàng dọc theo California Trail. Những người khác đi bằng đường qua eo đất Panama và tàu hơi nước của Pacific Mail Steamship Company. Những người Úc[40] và những người New Zealanders thì nhận được tin tức từ các tàu chở những nhà báo người Hawaii, và hàng ngàn người bị "nhiễm cơn sốt vàng" đã đón tàu đi California.[41] Những người "forty-niners" đến từ châu Mỹ Latin, một số từ những mỏ của Mexico gần Sonora.[41] Những người tìm vàng và thương nhân từ châu Á chủ yếu là Trung Quốc,[42] cũng bắt đầu đến năm 1849, số lượng người đầu tiên đến Gum San (tên gọi theo cách của người Trung Quốc chỉ California - tức "Núi Vàng") rất khiêm tốn.[43] Những người châu Âu đầu tiên là những người chịu ảnh hưởng từ cuộc cách mạng năm 1848 và họ phải vượt qua quảng đường dài hơn nên đến California vào cuối năm 1849, chủ yếu là từ Pháp,[44] một số người Đức, Ý, và Anh.[39] Hầu hết họ đến bằng đường biển ở các vùng ven biển.

Những người thợ đào vàng Trung Quốc ở California

Ước tính có khoảng 90.000 người đã đến California năm 1849—nửa trong số họ đến bằng đường bộ và nửa bằng đường thủy.[45] Trong số đó, có khoảng 50.000 đến 60.000 là người Mỹ, và số còn lại đến từ các quốc gia khác.[39] Đến năm 1855, ít nhất là 300.000 bao gồm người tìm vàng, thương nhân và những người di cư khác đã đến California từ khắp nơi trên thế giới.[46] Nhóm lớn nhất vẫn là người Mỹ, nhưng có khoảng hàng chục ngàn là người Mexico, Trung Quốc, Anh, Úc[47] Pháp, và Mỹ Latin,[48] cùng với một số nhóm nhỏ hơn gồm các thợ mỏ là người Filipin, Basque[49]Turk.[50] Những người từ các ngôi làng nhỏ ở các đồi gần Genova, Ý nằm trong nhóm những người định cư lâu dài ở chân đồi Sierra; họ mang theo những kỹ năng nông nghiệp truyền thống và phát triển chúng để sống sót qua các mùa đông lạnh giá.[51] Một số ít thợ mỏ là người gốc Phi (khoảng ít hơn 4.000)[52] đã đến từ miền nam Hoa Kỳ,[53] CaribeBrazil.[54]

Số lượng đáng kể nhất là người di cư từ Trung Quốc. Hàng ngàn người Trung Quốc đã đến California vào các năm 1849-1850, và năm 1852 có hơn 20.000 đã đến San Francisco.[55] Trang phục đặc trưng và vẻ bề ngoài của họ rất dễ nhận ra trong các mỏ vàng, và tạo ra một mức độ thù địch đối với người Trung Quốc.[55]

Cũng có mặt những người phụ nữ trong "Cơn sốt vàng", và họ có nhiều vai trò khác nhau như mại dâm, kinh doanh nhỏ lẻ, người đã kết hôn, phụ nữ nghèo và giàu. Họ thuộc nhiều nhóm sắc tộc khác nhau như Anglo-American, Hispanic, người da đỏ, châu Âu, Trung Quốc, và Jewish. Có nhiều lý do khiến họ đến đây như: đi cùng chồng, không muốn bị tụt hậu là cách bảo vệ họ, chồng họ gởi họ đến, và một số khác (độc thân và quả phụ) xem như là cơ hội kiếm tiền và phiêu lưu.[56] Trên đường mòn nhiều người đã chết do tai nạn, dịch tả, sốt, và các nguyên nhân khác, và một số phụ nữ trở thành quả phụ trước khi đến được California. Trong lúc ở California, phụ nữ trở thành quả phụ là chuyện thường tình do các tai nạn mỏ, bệnh dịch, hoặc tranh chấp trong khai thác của chồng họ. Cuộc sống trong khu vực mỏ vàng tạo cho phụ nữ cơ hội để bứt phá hay phá bỏ những công việc bình thường của họ.[57][58]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cơn sốt vàng California http://www.sfu.ca/~allen/klondike.pdf http://www.calgoldrush.com/part3/03asians.html http://www.calgoldrush.com/resources/gr_timeline.h... http://books.google.com/?id=CLMJ1oLlhXQC&pg=PA17 http://books.google.com/?id=lQ6ekLo9SHEC&dq=dame%2... http://books.google.com/books?id=qubTdDk1H3IC&pg=P... http://books.google.com/books?id=w8IFAAAAQAAJ&prin... http://www.historichwy49.com/mainmap.html http://www.latimes.com/business/la-fi-google10oct1... http://www.pacificwestcom.com/klare/